Bình điện ô tô là bộ phận quan trọng cung cấp năng lượng cho xe, giúp khởi động xe và hệ thống các thiết bị phụ tải trên xe. Tuy nhiên có 4 thông số bình điện ô tô quan trọng mà không phải bác tài nào cũng nắm rõ. Hôm nay hãy cùng Hai Rê tìm hiểu những thông tin hữu ích các thông số này nhé.
Điện áp bình điện (V)
Cấu tạo bên trong bình điện gồm nhiều ngăn, mỗi ngăn sẽ cho ra một mức điện áp trung bình là 2,1 V/ngăn. Điện áp bình điện ô tô phụ thuộc vào số bản cực và chất liệu bản cực, nồng độ dung dịch điện phân khoảng 0,25% là đạt chuẩn.
Hay nói cách khác, điện áp bình điện ô tô chính là hiệu điện thế giữa các đầu cực âm và dương của bình điện. Đơn vị đo điện áp bình điện là Vôn (V). Và điện áp của bình điện ô tô thường là 12V. Đây là thông số bình điện ô tô cần quan tâm đầu tiên khi chọn mua.
Điện áp ngắt là gì?
Điện áp ngắt là mức tối thiểu để bình điện phóng điện. Ở dưới mức này nếu tiếp tục phát điện, tuổi thọ của bình điện sẽ bị giảm hoặc có thể gây hỏng bình điện toàn bộ.
Điện áp bình điện được quy định bởi nhà sản xuất và phụ thuộc vào dòng phóng.
Ví dụ cell nhân 6 có điện áp ngắt mỗi cell là 1,8V thì điện áp ngắt của bình điện sẽ là 1,8 x 6 = 10,8 V. Đây là mức điện áp ngắt thấp nhất theo khuyến cáo của các nhà sản xuất bình điện.
> Lời khuyên từ Hai Rê: Nên chú ý điện áp ngắt của bình điện ô tô, hạn chế không nên để bình điện tiếp tục phóng điện nếu điện áp đã giảm xuống mức thấp nhất.
Dung lượng của bình (Ah)
Điện lượng (đơn vị tính: Ah – đọc là Ampe giờ) là thông số cho biết khả năng lưu trữ điện năng của bình điện được tính bằng công thức Ampe (A) x Giờ (h), là tích số giữa dòng điện phóng với thời gian phóng điện.
> Lời khuyên từ Hai Rê: Đây là thông số rất quan trọng để bạn lựa chọn bình điện có điện lượng phù hợp với mức độ tiêu thụ của ô tô cũng như các phụ tải trên xe. Nếu chọn phải bình điện có điện lượng quá thấp sẽ không đủ để cấp điện cho ô tô, tuy nhiên không phải điện có điện lượng cứ cao là tốt mà phải phù hợp với bộ phát điện. Trong trường hợp bộ phát điện không thế đáp ứng được điện lượng đó, bình điện sẽ luôn trong tình trạng không được sạc đầy, gây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ sử dụng.
Dòng khởi động lạnh (CCA)
Dòng khởi động lạnh, viết tắt là CCA (Cold Cranking Amps), là thông số để đo năng lượng cung cấp cho quá trình khởi động của động cơ. Cụ thể hơn, CCA là cường độ dòng được cung cấp nhờ bình điện trong 30 giây ở khoảng -17 độ C (0 độ F) cho đến khi hiệu điện thế nhỏ hơn mức giới hạn cho phép.
Dòng khởi động có 2 loại là CCA (dòng khởi động lạnh, đo ở -17,78°C) và HCA (dòng khởi động nóng, đo ở 26,7°C ). HCA ít được sử dụng nữa mà thay vào đó người ta dùng phổ biến CCA hơn.
Ở những khu vực hàn đới khi mà nhiệt độ thường nhỏ hơn 0 (độ C), việc khởi động xe thường rất khó khăn bởi dầu hộp số và dầu động cơ bị đông lại, các chi tiết máy không còn hoạt động trơn tru nữa. Lúc này, CCA có ý nghĩa rất quan trọng và phải chọn bình điện có CCA có thông số cao hơn mức được khuyến cáo để động cơ hoạt động dễ dàng hơn và tránh gây hỏng hóc.
Ngược lại, ở những khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng, dầu hộp số và dầu động cơ không bị cô đặc lại nên không cần chọn bình điện có CCA mà thông số quá cao.
>> Lời khuyên từ Hai Rê: Nếu xe của bạn khởi động khó khăn hơn vào mùa lạnh thì hãy cân nhắc chọn loại bình điện có chỉ số CCA cao một chút. CCA càng cao, năng lượng bình điện cung cấp càng nhiều, ô tô khởi động càng dễ dàng.CCA là thông số quan trọng nhất của bình điện khởi động.
Dòng khởi động nóng (HCA)
Dòng khởi động nóng, viết tắt là HCA (Hot Cranking Amps), tương tự được xác định như trên nhưng nhiệt độ khoảng 27 độ C (80 độ F), là cường độ dòng được cung cấp bởi bình điện cho đến khi hiệu điện thế ở dưới mức quy định.
Dung lượng dự trữ RC (phút)
Dung lượng dự trữ thể hiện lượng điện bình điện có thể dự trữ để chạy các phụ tải điện khi hệ thống cấp điện gặp sự cố. RC được đo bằng số phút mà một bình điện đã sạc đầy ở 26,7°C có thể cung cấp liên tục với dòng 25A trước khi điện áp giảm còn 10,5V.
> Lời khuyên từ Hai rê: Tùy vào lượng phụ tải được lắp đặt trên xe mà bạn hãy cân nhắc bình điện có RC phù hợp. Khi mua một bình điện mới thì việc đánh giá các thông số CCA và RC sẽ phụ thuộc vào khí hậu của vùng bạn đang sống, với các vùng khí hậu nóng như Sài Gòn thì RC quan trọng hơn CCA, ngược lại ở miền Bắc và các vùng núi phía Bắc có khí hậu rất lạnh vào mùa Đông thì CCA sẽ là thông số quan trọng hơn.
Cọc bình: L, R, S
Cọc bình là 2 đầu của cực âm – cực dương bình điện, là nơi để nối bình điện với tải ngoài và để sạc điện. Khi nhìn trên bình điện, bạn có thể dễ dạng nhận thấy một số ký hiệu loại cọc bình thường thấy như L, R. Từng chữ cái này có ý nghĩa như sau:
- L: Bình cọc trái (cũng có trường hợp không ghi gì)
- R: Bình cọc phải
Ngoài cách nhìn ký hiệu bình, các bạn có thể biết được ngay một điện là cọc trái hay cọc phải bằng cách áp chiều dài bình và quay phần 2 cọc hướng về bụng. Nếu vị trí cực âm ở bên trái thì đó là bình cọc trái, ngược lại là bình cọc phải.
Còn một khái niệm nữa thường được nhắc đến là cọc nổi và cọc chìm (DIN). Bình cọc nổi có 2 cực nhô cao trên bề mặt bình điện, ngược lại nếu 2 cực âm dương thụt thấp xuống dưới thì là bình cọc chìm. Điều này ảnh hưởng đến chiều cao thực tế của bình điện và thường các bình cọc nổi sẽ cao hơn độ 2cm so với bình cọc chìm.
>> Lời khuyên từ Hai Rê: Hãy lắp đúng loại cọc cho xe ô tô của bạn. Nếu xe dùng bình cọc trái mà mua bình cọc phải cho xe thì đầu nối bình điện không với tới, sẽ không sử dụng được. Mỗi dòng xe, đời xe chỉ phù thuộc với 1 số loại cọc nhất định, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Hai Rê để được giải đáp ngay. Hotline: 0777515888
Tiêu chuẩn bình
Thường thấy là JIS /DIN /SAE /BCI /EN, đây là các tiêu chuẩn thiết kế và đánh giá dòng phóng CCA.
- Bình JIS: viết tắt của Japan Industrial Standard, thể hiện bình điện được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản
- Bình DIN: viết tắt của Deutsches Institut für Normung, thể hiện bình điện được sản xuất theo tiêu chuẩn Đức
- Bình BCI: viết tắt của Battery Council International, thể hiện bình điện được sản xuất theo tiêu chuẩn hiệp hội ắc quy quốc tế.
- Bình EN: viết tắt của Exact Fit European Norm, thể hiện bình điện được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu.
>> Lời khuyên từ Hai Rê: Dòng JIS thường được dùng cho các xe châu Á như Nhật, Hàn,… và dòng DIN dùng cho các xe của châu Âu và xe của Mỹ. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ cần chú ý như, các xe Toyota được sản xuất từ năm 2016 ko còn dùng bình JIS nữa mà chuyển sang bình DIN. Ford Everest tuy là xe của Mỹ nhưng vẫn sử dụng bình điện JIS. Nếu bạn muốn nâng cấp hoặc thay một loại bình khác, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để được tư vấn thích hợp.
8. Kích thước bình
Kích thước bình rất quan trọng để xác định xem bình điện có để vừa trong hộc ô tô bạn không.
Trong trường hợp không đọc được tên bình, nếu xác định được kích thước bình thì cũng nhanh chóng nhận dạng được bình.
Nếu chiều dài bình khoảng 1 gang tay (bằng là 20 cm thì là bình *B20, ngắn hơn là 19 cm sẽ bình *B19).
Nếu dài hơn 1 gang tay chút (23 cm là bình *D23), hơn 1 gang tay + 1 ngón (26 cm – bình *D26), gang rưỡi (31 cm- bình *D31 hoặc N70, N85), gần 2 gang (36 cm – bình DIN100), 2 gang (41 cm – bình N100), 2 gang rưỡi (51 cm – bình N120, N150 hoặc N200).
→Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn
HAI RÊ – LỐP Ô TÔ, BÌNH ĐIỆN, DẦU NHỚT – ĐIỂM ĐẾN TIN CẬY CHO Ô TÔ CỦA BẠN
Cơ sở 1: 170 Lê Duẩn, Tp. Huế.
Cơ sở 2: 205 Nguyễn Tất Thành, Tp. Huế.
Cơ sở 3: 15A An Dương Vương, Tp. Huế.
Fanpage: https://www.facebook.com/LopOtoHaiRe
Hotline: 0777 515 888